Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Review "The fault in our stars"

"You don't have a choice if you get hurt in this world, but you do have a say in who hurts you. I like my choices, I hope she likes hers."

(Tạm dịch: Bạn không có quyền lựa chọn liệu bạn có bị tổn thương hay không trong cuộc đời này , nhưng bạn lại có quyền lựa ai sẽ làm điều đó. Tôi thích sự lựa chọn của mình, tôi hi vọng cô ấy cũng thế.)

Nếu các cậu thân với mình thì chắc hẳn các cậu biết là mình cuồng "The fault in our stars" thế nào rồi đúng không? Mình mê mẩn "The fault in our stars" từ giây phút đầu tiên đọc giới thiệu về phim trên báo, sau đó mình cứ ngóng trông mãi đợi ngày khởi chiếu ở Việt Nam và phát hiện ra là "cơn cảm nắng của mình" sẽ không được chiếu tại bất kì rạp nào ở Việt Nam cả (chắc chắn nhiều bạn cũng đã trải qua cảm giác này rồi đúng không?) Sau đó thì (dĩ nhiên) mình cuồng nhiệt chạy mấy vòng Hà Nội để tìm cho được bản tiếng Anh của em siêu phẩm này vì thực sự là mình không thể đợi 3 tháng để xem phim được (ơ nhưng cuối cùng thì mình vẫn đợi được này). Và mình cũng muốn thú thật với các cậu là MÌNH CHƯA ĐỌC HẾT TRUYỆN ĐÂU, vì mình có kiểu đọc kì cục lắm mở sách ra đúng 1 trang bất kì nào đó rồi đọc luôn không cần biết hôm trước đọc đến đâu ý. Mình biết, "đã nghiện lại còn ngại". Nhưng mà khi biết tin "em ý" đã về Việt Nam thì mình thực sự không thể nào cưỡng lại sự quyến rũ mà phải download phim và xem luôn và ngay ý :")

Thôi không lòng vòng nữa nhé, mình sẽ bắt đầu ngay với phần tóm tắt để bạn nào chưa biết tí xíu nào về "người tình" của mình có thể nắm bắt sơ qua về em ý nhé :* Bắt đầu phim là hình ảnh Hazel - Shailene Woodley - nằm ngắm sao trong sân sau nhà mình và bắt đầu kể câu chuyện của cô ấy. Có một điều mà Hazel nói ngay lúc đó khiến mình rât tâm đắc chính là cách mà cô ấy kể câu chuyện buồn của mình. Theo Hazel thì không nhất thiết tất cả các câu chuyện không vui đều phải bi thảm ngay từ đầu đến cuối, chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn làm cho chúng trở thành một "happy ending" và cô ấy hoàn toàn rất thích phiên bản ấy, chỉ có điều, đó không phải là sự thật. Hazel là một thiếu nữ bị ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối, tuyệt vọng đến nỗi ngày ngày đọc đi đọc lại một cuốn sách, ăn uống thất thường, một ngày phải uống đến hàng chục viên thuốc khác nhau,... Thấy con gái mình như vậy, bố mẹ Hazel quyết định đưa con gái đến "The support group" (dù đã cố nhưng mình không biết làm thế nào để dịch ra tiếng Việt cho hợp lý nên chúng mình giữ tên tiếng Anh vậy nhé ^^). Cho dù không hề thích thú với ý tưởng "hòa nhập cộng đồng này", Hazel vẫn đến vì muốn bố mẹ cô được vui, mà không hề hay biết rằng cô sẽ gặp một anh chàng đẹp trai, vui tính và mang trong mình một nỗi sợ kì lạ về việc bị quên lãng,... Cô cũng không hay biết anh sẽ thay đổi cuộc đời cô thế nào...




Lần gặp đầu tiên
Nghe tóm tắt thì có vẻ khá bình thường đúng không? Thực ra mình chỉ sợ mình cao hứng quá đi kể hết cả phim cho các cậu thì chẳng còn gì hay nữa ý. Nên bây giờ mình sẽ chuyển sang phần "Những suy nghĩ ngẫu nhiên" về phim nhé.

Điều đầu tiên khiến mình phải suy nghĩ sau khi xem xong "The fault in our stars""thuốc lá". Mình vốn không thể chịu được khói thuốc nên mình không hề thích những bạn hút thuốc trước mặt mọi người chỉ vì nghĩ rằng nó "cool". Nhưng hình ảnh điếu thuốc trong "The fault in our stars" lại khác, khác một cách bất ngờ. Nó là một phép ẩn dụ. Ẩn dụ cho điều gì ư? Các cậu phải xem phim để tìm hiểu rồi vì mình không nói ra luôn đâu ^^



Những điếu thuốc có vai trò gì trong một bộ phim về căn bệnh ung thư tai ác?

Điều thứ hai gây ấn tượng với mình là "Hà Lan". Từ trước đến giờ mình vẫn luôn muốn được đi du học và gần đây thì mẹ mình có gợi ý tới việc đến Hà Lan học luật, lúc đấy mình vẫn chưa biết gì về nơi này ngoại trừ hoa tulip hết. Nhưng sau khi xem "The fault in our stars" thì mong muốn được đến Hà Lan một lần càng ngày càng to dần và to dần. Thậm chí nếu tình cờ xem qua bạn có thể nhầm rằng họ đang ở Paris hay Venice cũng nên ^^. Có một điều khá thú vị nữa là hôm trước mình có ngồi xem Instagram của Ansel Elgort - nam chính của phim - thì thấy anh ý chụp lại một bài báo với nội dung là chiếc ghế băng ở Amsterdam mà Gus và Hazel đã ngồi bằng một cách kì diệu nào đấy đã biến mất! Dự đoán ban đầu có lẽ là do các bạn fan cuồng nhiệt của "The fault in our stars" đây mà ^^

Hazel và Gus ở Amsterdam

Tất nhiên, khi nói về TFIOS mình không thể nào không nói về tình yêu của Gus và Hazel. Thoạt đầu khi chưa xem phim các cậu có thể nghĩ rằng đây chỉ đơn giản là một bộ phim tình cảm dạt dào kiểu Hàn Quốc khi nghe bạn bè kể về khoảng thời gian mà họ đã khóc khi xem TFIOS phải không? Vậy thì mình đảm bảo với các cậu là hoàn toàn không phải như thế đâu nhé. Sự thật thì suốt hơn một nửa đầu của TFIOS đã khiến mình không thể nào không mỉm cười vì quá đáng yêu. Cách mà TFIOS miêu tả về tình đầu dễ thương và đơn giản vô cùng, đến nỗi mà xem xong mình cũng muốn có "ai ý" luôn và ngay đấy các cậu ạ, cũng lâu lắm rồi xem phim mình mới có lại cảm giác ấy :v Còn nửa sau thì có lẽ không cần phải bàn nhiều, mình đã khóc đến tận 3 giờ sáng sau khi xem xong TFIOS luôn ý:( Còn một chi tiết rất đáng yêu về Gus và Hazel là cách họ nói "okay" với nhau, bản thân mình cũng không hề ngờ rằng một từ rất đơn giản lại có ý nghĩa nhiều đến vậy. Nghe có vẻ khó hiểu nhưng nếu các cậu xem "TFIOS" thì các cậu sẽ hiểu ý mình ngay ^^







Okay?



Okay.





Không chỉ có tình đầu nhẹ nhàng trong sáng, trong "TFIOS" còn có cả tình cảm gia đình vô cùng sâu sắc cảm động nữa. Tình yêu mà bố mẹ Hazel dành cho cô khiến bất kì ai xem phim cũng phải giật mình nhớ về gia đình của mình, tự nhắc nhở bản thân xem thật may mắn đến nhường nào khi ta có bố mẹ ở bên cạnh để yêu thương. Bố mẹ Hazel luôn luôn ở bên cô bất kể có điều gì xảy ra, bất kể mọi thời điểm, ngay cả khi mẹ Hazel đang tắm mà bà nghe thấy con gái gọi thì cũng vội vàng lên phòng cô.

Mẹ của Hazel
Bố Hazel cũng yêu thương cô một cách đặc biệt không kém. Trong "TFIOS" chúng ta không thực sự được nghe nhiều lời thoại từ phía ông nhưng trong đó có một câu thoại đã khiến tôi bật khóc ngay sau khi nghe xong: "But it was sure a privilege to love him, huh? Gives you an idea how I feel about you" 

(tạm dịch: Nhưng nó thực sự là một đặc quyền khi yêu cậu ấy phải không? Nó cho con thấy bố cảm thấy thế nào về con.)



 "But it was sure a privilege to love him, huh? Gives you an idea how I feel about you"


Còn bây giờ là một trong những điều mà mình không ngờ mình sẽ rút ra sau khi xem "TFIOS": hãy giữ gìn sức khỏe, đừng bao giờ từ bỏ mà hãy cố gắng không ngừng. Trong phim có cảnh Hazel và Gus đến thăm nhà của Anne Frank - một cô bé có niềm tin, khát vọng, tình yêu cuộc sống phi thường. Hình ảnh Hazel vượt qua căn bệnh của mình, cố gắng hết sức để hoàn thành nốt chuyến thăm quan hôm đó đột nhiên lại hòa hợp vô cùng với ngôi nhà đầy dấu vết lịch sử ấy. Hazel cũng giống như Anne - không bao giờ từ bỏ, không bao giờ mất niềm tim vào cuộc sống của mình.

Và chi tiết cuối cùng về "TFIOS" mà mình muốn bàn với các cậu chính là về giọng của Shailene Woodley. Thực sự thì mình biết mình có những sở thích rất dị nên có thể các cậu sẽ không đồng ý với mình ở điều này. Gần đây mình cũng mới xem lại Divergent trước khi xem "TFIOS" nên mình tự nhiên bị nghiện giọng của chị ấy, mình không biết phải nói thế nào nữa nhưng giọng của chị ấy tuyệt vời đến nỗi mình đã tắt phụ đề đi chỉ vì muốn tập chung nghe giọng của Shailene :( Nếu các cậu cũng thấy thế thì cho mình biết nhé :3
Đến đây bài preview cũng đã dài (không biết các cậu có đọc đến đây không nhỉ? :v) chắc mình nên tạm dừng ở đây thôii. À quên mất một điều vô cùng quan trọng AI CHƯA NGHE SOUNDTRACKS CỦA "TFIOS" thì mình đặc biệt khuyên là nên tìm nghe ngay đi nhé soundtracks của "TFIOS" đã khiến phát điên suốt mấy tuần vừa qua và đến bây giờ mình vẫn replay nhiệt tình đấy. Sau đây là một số câu trích dẫn từ các bài hát trong phim nhé :* Mình yêu các cậu, cảm ơn các cậu đã đồng hành cùng chúng tớ <3 Hẹn gặp lại các cậu nhaaa <3













Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014




Review The  perks of being a wallflower
Bối cảnh là cuộc sống của học sinh trung học vào những năm 90 bình thường, trang phục bình thường và tất cả mọi thứ lại không bình thường. Đạo diễn kiêm tác giả Stephen Schbosky đã thể hiện lại chân thực cuộc sống, suy nghĩ và tâm lý của Charlie (Logan Lerman) cùng với hoàn cảnh đặc biệt của cậu. Bộ phim được rate đầu 8 ở imdb này để lại cho mình một ấn tượng sâu sắc từ cách diễn tả tâm lý nhân vật cho đến những câu chuyện thầm kín của họ được hé mở dần qua những cảnh quay flash back.
Đừng tưởng những người ít nói như Charlie là không vui tính nhé, cậu ấy luôn có một góc nhìn khách quan và trung lập. Một trong những điều mình ấn tượng về bộ phim này ngoài thể hiện tâm lý nhân vật ra thì đó là âm nhạc cùng với sự phóng khoáng của Sam (Emma Watson) và chân thật như Patrick (Ezra Miller). Charlie là người mới vào trung học. Khi cậu ấy không phải là đứa mọt sách nhất trường thì cũng không khi nào cậu ấy nổi tiếng. Nhút nhát, nội tâm, thông minh trước tuổi và cũng quá nhút nhát để giao tiếp, cậu ấy là người ngoài cuộc, bị kẹt giữa việc cố gắng sống cuộc đời của mình và cố gắng chạy thoát khỏi nó. Charlie đang cố gắng tìm đường đi theo cách của riêng mình để vượt qua những khía cạnhh hoàn toàn mới: thế giới của những cuộc hẹn đầu tiên và những cuộn băng; mâu thuẫn gia đình và những người bạn mới; tình dục, ma tuý và “The rocky horror picture show”. Khi tất cả chỉ cần là một bài hát hoàn hảo trên một chuyến đi hoàn hảo để cảm thấy bất tận. Nhưng Charlie không thể đứng ngoài mãi như vậy. The perks of being a wallflower vẽ dần từ hiện tại, tương lai cho đến quá khứ Charlie, mở dần một bí mật động trời mà chính cậu cũng chẳng hề nhận ra, và cho dù bí mật đó có đau lòng đến đâu, thì Charlie vẫn có những người yêu cậu và người cậu yêu giúp cậu ra vượt qua vực thẳm đó. Đứng trên rìa cuộc sống cần có một cái nhìn đặc biệt. Nhưng sẽ có thời điểm để nhìn có những gì từ một sàn khiêu vũ. Điều đáng ngưỡng mộ ở đây là từ truyện chuyển thể ra phim vẫn truyền tải phần lớn được hết nội tâm sâu sắc và những suy nghĩ thật thà của Charlie.
Ngay cả cách Logan Lerman đóng vai Charlie cũng thể hiện rõ sự nhút nhát, e dè, nội tâm ấy. Từ những lúc Charlie mím môi, liếm môi (hơi .. =)) ), cúi đầu xuống, gù lưng hay cả cách đi đứng, tất nhiên không tính đến lời thoại và suy nghĩ ra thì Charlie này thực sự gây ấn tượng với mình.
Ngoài Charlie (Logan Lerman) ra thì mình có ấn tượng sâu sắc với vai Patrick (Ezra Miller) thuộc thế giới thứ ba. Mở đầu phim chưa hề thể hiện Patrick gay, mà là sự hài hước của cậu ấy, đóng giả làm giáo viên cùng với chòm râu dê, rồi khi bị giáo viên bắt gặp thì là “Thầy có thể gọi em là Patrick, hoặc Không gì cả”, nghiễm nhiên Patrick bị dính cái tên Không gì cả suốt từ đầu năm học cho đến khi ra trường, khiến cho người xem không khỏi bật cười. Hay doạ dồ giáo viên “thầy mà đánh trượt em, thầy lại phải dạy em trong học kì tiếp theo” (mình mà thử nói thế này trên lớp mẹ mà bị gọi điện về chắc ăn đòn đủ -_-) và tạm biệt shop class với trò quái chiêu nhất quả đất. Không phải từ những nụ hôn đồng tính mà vai Patrick lại thể hiện sắc nét từ niềm vui, nỗi buồn và gần như tất cả các cung bậc cảm xúc khiến cho người xem đồng cảm với mình. Patrick và Sam là hai nhân vật zô lổ nhất mình từng thấy. Đầy tươi trẻ, phóng khoáng, sống hết mình cho dù họ có những bí mật đau lòng thế nào đi chăng nữa, điều đó được thể hiện từ tính cách thường nhật của hai nhân vật cho đến những cảnh quay nhảy múa ở prom (spoilllllllllll) mà họ gọi đó là living-room-routine (mình cũng muốn có ông anh hay đứa bạn thân nhảy nhót kẻ tung người hứng :’( ) cùng với bài nhạc nền Come on Eileeen khiến bạn chỉ muốn đứng lên và nhảy cùng họ. Sam và Patrick gào thét, nhảy múa, cười mỉm, khóc, kiểm soát và mất kiểm soát, cách diễn từ hình thể đến nội tâm nếu để ý kĩ, thì bạn hoàn toàn có thể bị ấn tượng mạnh và Sam và Patrick trở thành một trong những đội-anh-em mà mình thích nhất.
Có rất rất nhiều cảnh quay mình ưa thích đến nỗi chả nhẽ mình cứ print screen mấy phút một lần, nhưng cảnh mình thích nhất ngoài cảnh Sam và Patrick nhảy nhót trong prom thì đó là cảnh Charlie, Patrick và Sam trên một chiếc xe và Sam đứng lên thùng xe dang rộng tay đón gió và hú hét cùng với những ánh đèn vàng trong đường hầm chạy qua cho đến khi đi ra đường lớn với những đốm sáng từ những toà nhà cao ốc to lớn, Charlie cảm thấy bất tận.
The perks of being a wallflower là một câu chuyện gây ấn tượng sâu sắc của lứa tuổi đang trưởng thành sẽ khiến bạn trở về những ngày nông nổi và đắng cay được biết tới như sự trưởng thành.
“You see things, you keep quiet, you understand, you are a wallflower” – Patrick.